9 loại cây vượng tài lộc nên trồng trước nhà
Nếu chọn được loại cây phù hợp trồng trước cửa nhà không những sẽ làm đẹp thêm cho khuôn viên ngôi nhà mà còn mang lại may mắn cho gia chủ,
Cây cảnh từ lâu đã được biết đến không chỉ có tác dụng tốt cho sức khỏe, ý nghĩa với môi trường và dùng để trang trí không gian. Mà nó còn được coi là một trong những vật phẩm phong thủy.
1. Cây sung
Cây sung là loài cây có sức sinh trưởng tốt, dễ chăm sóc. Theo dân gian, tên “sung” mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, viên mãn, tròn đầy, do đó người Việt không chỉ thích trồng sung trang trí vườn nhà mà còn bày quả sung trên bàn thờ ngày Tết.
Theo phong thủy, cây sung có dáng đẹp, sức sống tốt, quả sung mọc ra từ thân, tròn, căng, đẹp mắt có ý nghĩa thu hút tiền tài, mang lại điều may mắn, sung túc. Cây sung nên trồng chính giữa mặt tiền khi cửa và cổng nhà lệch hoặc bên tay trái cửa chính, cổng chính. Dân gian xưa hay bài trí Sung - Lộc một đôi 2 bên cổng, cửa với hàm ý Sung Lộc đáo môn.
Từ xa xưa cây Sung đã đứng đầu trong bộ tam đa, là biểu tượng của Phúc (sung) cùng với Lộc (lộc vừng) và Thọ (vạn tuế).
2. Cây lộc vừng
Từ xưa dân gian đã xếp lộc vừng vào năm loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc, tuế.
Lộc vừng là loài cây được ưa chuộng trong khuôn viên của mỗi gia đình Việt, cây lộc vừng mang ý nghĩa phong thủy tốt lành cho gia chủ.
Những chùm hoa màu đỏ mềm mại và thơ mộng tượng trưng cho hỷ sự, gắn liền với ngụ ý phát lộc. Vì thế trồng cây lộc vừng trong khuôn viên nhà mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ. Chữ Lộc ứng với Tài lộc, còn Vừng mang hàm ý nhỏ nhưng nhiều.
Cây lộc vừng nên bày bên tay phải cửa chính, cổng chính.
Gốc cây lộc vừng to, vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Tuổi thọ cao của lộc vừng mang ý nghĩa trường thọ cho mọi thành viên trong gia đình. Cũng theo quan niệm của người xưa, cây lộc vừng còn đem lại cảm giác bình yên, an toàn.
3. Cây vạn tuế
Từ xa xưa cây Vạn Tuế đã đứng trong bộ tam đa, là biểu tượng của Phúc (sung) cùng với Lộc (lộc vừng) và Thọ (vạn tuế).
Cây vạn tuế với tên đầy ý nghĩa, dáng cây sang trọng, uy nghi, đầy sức sống có tác dụng cải thiện và làm đẹp môi trường. Cây vạn tuế mang vóc dáng uy nghi, đẹp cổ kính với ý nghĩa mang lại sự bền vững trong sự nghiệp.
Theo phong thủy: cây vạn tuế có tác dụng cân bằng khí âm dương, cây được ví như các tráng sĩ đứng canh có nhiều công trình cổ kính hay công trình tâm linh thường dùng cây vạn tuế để làm đẹp và mang tính phong thủy cao.
Cây vạn tuế đẹp, lá xanh tươi chứa đầy sức sống có tính kiên nhẫn và giàu tình cảm.
Lá cây vạn tuế thường được sử dụng để cắm hoa để tạo sự khỏe khoắn đối lập. Cây vạn tuế có ý nghĩa mang lại sự bền vững trong sự nghiệp, cây thiên tuế được cho là 10 năm mới nở hoa và hoa này mang rất nhiều tài lộc cho gia chủ.
4. Cây tùng
Cây tùng trong phong thủy luôn được biết đến là loại cây thể hiện sức mạnh và sức sống mãnh liệt. Cây Tùng có thể mọc lên và phát triển khỏe mạnh ngay cả trong điều kiện khắc khổ như đất đá, cằn cối, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước… Khả năng chịu đựng giá rét của loại cây này cũng vào hàng vô địch. Cũng bởi vậy mà cây Tùng trong phong thủy được mệnh danh là: “Chúa Trùm Thảo Mộc”.
Trong đó, cây Tùng mang dáng vẻ khỏe khoắn, thanh cao thuộc loại cây Mộc Dược. Ý nghĩa của cây Tùng trong phong thủy đại diện cho khí tiết người chính nhân quân tử và mang ý nghĩa trường thọ. Cây Tùng cũng giúp xua đuổi tà ma, quỷ dữ giúp con người luôn bình yên.
5. Cây cau
Ông bà xưa có câu: “Chuối sau, cau trước”, vì cau thuộc thân gỗ là Mộc, Mộc sinh Hỏa sẽ khởi sự cho đường công danh tốt đẹp.
Ngoài ra, hình dáng của cau thẳng đứng, luôn vươn dài lên trên, thanh mảnh nên không ngăn nắng sớm cũng như luồng ánh sáng cần thiết vào ngôi nhà, cây cau cũng ít rụng lá nên không làm mất tính thẩm mỹ của không gian.
Điều quan trọng hơn, cây cau khi được trồng trước nhà sẽ giúp tăng nguồn năng lượng dương, giảm năng lượng âm ảnh hưởng đến ngôi nhà, từ đó mang đến may mắn cho gia chủ.
Nếu giá đình có con trai, con gái đến tuổi cập kê muốn khai đào hoa thì trồng thêm cây trầu không cho uốn quanh thân cau.
6. Cây cam, cây chanh, cây quất
Không phải ngẫu nhiên mà ngày Tết người Việt thường đặt một cây quất trước cửa nhà. Ngoài việc trang trí đẹp mắt, cây quất còn mang lại cho gia chủ sự dồi dào về sức khỏe và may mắn trong công việc. Ngoài ra, cây quất tượng trưng cho sự "bội thu" và cũng là một khởi đầu cho năm mới tốt đẹp.
Tương tự, các cây như cam, chanh cũng là những loại cây tượng trưng cho sự phát tài, mang đến niềm vui và và thịnh vượng. Giúp gia tăng tiền tài và vận may cho các thành viên trong gia đình.
7. Cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh có thân mềm mại, giản dị nhưng khá bắt mắt vì lá có lẫn màu trắng. Nhiều chuyên gia phong thủy cho rằng cây này có tác dụng tạo sự yên bình cho không khí xung quanh ngôi nhà. Vì vậy, cây cũng khiến chủ nhân có cảm giác yên tâm, thoải mái khi bước vào cổng.
Trong đông y, vạn niên thanh còn là một vị thuốc có khả năng giải độc, thanh nhiệt, suy nhược cơ thể.
Trong khoa học, cây vạn niên thanh còn có khả năng hấp thụ được nhiều khí độc như một chiếc điều hòa không gian tự nhiên hữu ích cho ngôi nhà bạn.
8. Cây tre, cây trúc
Cây trúc ngụ ý trời đất trường xuân, trời đất dài rộng. "Trúc" gần âm với "chúc" có ý chỉ chúc phúc tốt đẹp. Theo phong thủy cổ truyền, thường cho rằng, trước và sau nhà có trúc là đem lại tốt lành cho cả gia đình.
Cây tre là biểu tượng của tuổi thọ bởi nó là loài thực vật luôn xanh tươi quanh năm trong bất cứ thời tiết nào và vẫn có thể phát triển trong những điều kiện rất khó khăn.
Treo một bức tranh vẽ theo lối truyền thống hình dáng cây tre lá xanh tươi trong phòng học hay văn phòng có thể gặp may mắn về việc học hành và công việc kinh doanh.
Trồng tre, trúc trước cửa nhà, giúp gia chủ xua tan điềm xui rủi, đánh bay mọi thị phi và nhân điều may mắn lên gấp bội.
Dân gian xưa có câu: "Một cây hòe trước nhà, không chiêu của báu cũng chiêu tiền bạc”. Cây hoa hòe với mùi thơm dễ chịu ngoài công dụng là một vị thuốc quý trong y học, còn mang ý nghĩa phong thủy là mang lại sự tài lộc, phú quý, sung túc cho gia chủ khi được trồng trước nhà.
* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Nguồn tin: Báo Giáo dục & Thời đại
Comments
Post a Comment