Phong thủy xây nhà là vấn đề ngày càng được nhiều gia chủ quan tâm chú trọng. Xây dựng một ngôi nhà hợp phong thủy cần tuân theo các quy tắc nhất định. Điều này góp phần tạo nên sự an yên, tài lộc cho những người sống trong ngôi nhà đó.
Xưa nay, phong thủy xây nhà tập trung vào các yếu tố Ngũ hành, âm dương, các dòng năng lượng, trường khi và địa thế xoay xung quanh ngôi nhà. Tất cả kết hợp hài hòa cùng công năng, sự tiện nghi và thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Có vậy mới tạo ra phong thủy tốt cho ngôi nhà bạn.
1. Chọn vị trí xây nhà hợp phong thủy
Hiện có rất nhiều quy tắc phong thủy xây nhà được đưa ra bởi nhiều trường phái khác nhau. Nhìn nhận một cách tổng thể, cố một số quy tắc phong thủy cơ bản mà gia chủ nên tuân theo khi chọn địa điểm xây dựng ngôi nhà mới của mình.
Chọn khu đất xây nhà sao cho sân sau cao hơn sân trước. Điều này cung cấp sự dồi dào về mặt năng lượng cho cửa trước. Một ngọn núi phía sau nhà của bạn là một điểm tối ưu về mặt phong thủy.
Bên trái của ngôi nhà của bạn nên cao hơn bên phải.
Tránh các mũi tên độc hướng vào nhà của bạn, chẳng hạn như ngã tư đường phố, tháp chuông nhà thờ và các tòa nhà cao tầng.
Không xây dựng nhà gần các khu vực tích tụ nhiều năng lượng âm, xú uế, trì trệ chẳng hạn như nghĩa trang, bãi rác, bệnh viện hoặc nhà tù.
Tránh xây dựng nhà ở cuối đường, vì năng lượng sẽ đổ dồn mạnh mẽ vào nhà bạn.
Khu đất xây nhà có phía sau cao và rộng hơn phía trước là phong thủy tốt.
2. Những hình dạng tốt cho ngôi nhà trong phong thủy
Phong thủy khi xây nhà cũng chú trọng về hình dạng tổng thể của ngôi nhà. Gia chủ nên lưu ý vấn đề này, bởi nó ảnh hưởng tới trường khí chung của công trình, từ đó tác động đến cuộc sống của các thành viên sống trong nhà.
Những hình dạng tốt cho ngôi nhà trong phong thủy gôm hình chữ nhật, hình vuông, bậc tam cấp và hình tròn. Trong khi đó, những ngôi nhà có hình dạng bất thường, những ngôi nhà bị khuyết góc thường tạo ra nhiều thách thức phong thủy cần khắc phục, hóa giải. Nhà hình chữ L cũng không được khuyến khích.
3. Xác định hướng nhà, hướng cửa để có phong thủy tốt
Hướng nhà trong phong thủy xây nhà
Hướng nhà phụ thuộc vào thế đất xây nhà. Cần xác định hướng nước chảy ở phía trước, gồm cả nước mặt và nước ngầm. Trường hợp hướng nước chảy từ trái sang phải là rất tốt.
Theo phong thủy, điểm nước chảy đến - gọi là thủy đầu và điểm nước chảy đi - thủy khẩu là căn cứ để xác định tâm nhà. Hai tường tiếp tuyến với thủy khẩu và thủy đầu, ta được giao điểm là điểm tốt nhất để đặt tâm nhà.
Nếu tìm được mảnh đất xây nhà có thế phong thủy trên gọi là đất có tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, hậu Huyền Vũ, tiền Chu Tước. Hiểu một cách đơn giản thì đây là mảnh đất có phía sau cao, phía trước thấp, hai bên có dải cao bao vòng. Mảnh đất như này tụ khí rất tốt, hoàn hảo để xây nhà ở.
Thông thường, hướng nhà sẽ được xác định dựa trên khoảng không có nhiều dương khí nhất, cụ thể:
- Ngôi nhà có một mặt tiền tiếp giáp đường, ba mặt còn lại không có con đường nào thì mặt giáp đường là hướng nhà.
- Ngôi nhà có hai mặt giáp đường, cửa chính nằm ở đường bên nào thì đó là hướng nhà.
- Ngôi nhà có sân rộng, mặt sân là hướng nhà.
Như vậy, hướng nhà là hướng có đường thẳng vuông góc với mặt tiền của ngôi nhà. Và mặt tiền nhà là mặt có cửa chính. Đây là cách xác định hướng nhà đơn giản, dễ áp dụng, độ chính xác cao.
Hướng cửa chính trong phong thủy xây nhà
Theo phong thủy nhà ở, hướng cửa chính là đường nối tâm nhà ra điểm giữa của cửa chính. Hướng cửa phải nằm được vào cung tốt của trạch quẻ. Do đó, phải sử dụng bản đồ bát quái để xác định vị trí của cửa chính trên bản vẽ mặt bằng nhà. Như vậy, hướng cửa là hướng có đường thẳng vuông góc với mặt ngang của cửa.
Có hai trường hợp hướng cửa: Hướng cửa trùng với hướng nhà và hướng cửa không trùng với hướng nhà. Quan trọng là năng lượng, dòng khí phải đi vào cửa chính đến tâm nhà. Từ tâm nhà, năng lượng, khí mới phân phát đi các phòng trong nhà.
Trường hơp khí không đi vào được tâm nhà - có thể do tường hoặc cửa cản trở, khi đó khí sẽ đi vào một phòng nào đó và đi ra theo lối cửa sổ, trong khi các phòng khách không có khí vào. Ngôi nhà vì thế không vượng khí.
Đối với trường hợp này, việc hóa giải rất đơn giản, chỉ cần dở bỏ một cánh cửa hoặc phá đi một mảng tường cản trở để các dòng khí, năng lượng có thể vào được tâm nhà. Xem bài về phong thủy hoàng cung
https://phongthuyhoangcung.com/Hướng nhà, hướng cửa cần được xem xét cẩn thận trong phong thủy xây nhà, đảm bảo hợp tuổi, hợp mệnh gia chủ.
4. Phong thủy xây nhà cho cửa trước và tiền sảnh
Phong thủy làm nhà chú trọng đến cửa trước và khu vực lối vào ngôi nhà của bạn. Đây là nơi năng lượng, dòng khí đi vào nhà, vì thế phong thủy xây nhà cho khu vực này rất quan trọng.
Một số quy tắc phong thủy cho cửa trước bạn nên tuân theo:
Nếu có một vỉa hè dẫn đến cửa trước của bạn, hãy đảm bảo rằng nó là đường cong và khúc khuỷu. Tránh những lối đi thẳng dẫn thẳng đến cửa nhà bạn bởi năng lượng sẽ xông thẳng vào nhà bạn một cách quá mạnh mẽ.
Cửa trước nên mở vào nhà, không bao giờ ra ngoài. Điều này cho phép năng lượng đi vào dễ dàng và không bị thất thoát ngược ra bên ngoài.
Một tiền sảnh tách biệt với phần còn lại của ngôi nhà cho phép năng lượng tích tụ và sau đó phân tán đều khắp các phòng trong nhà.
Tránh thiết kế cửa trước đối diện với cửa sổ hoặc cửa khác trong nhà. Nếu cửa trước đối diện với cửa sau hoặc cửa sổ bếp, thì năng lượng sẽ tràn qua cửa trước và ra khỏi nhà qua cửa sau hoặc cửa sổ.
5. Các quy tắc phong thủy chung về vị trí cửa trước và cửa sổ
Thứ nhất, gia chủ không nên bố trí cửa ra vào và cửa sổ đối diện nhau. Nếu không năng lượng vào nhà từ cửa trước sẽ nhanh chóng thất thoát quá nhanh qua cửa sổ, không phân tán được đều khắp không gian, không tụ khí được. Gia chủ vì thế dễ dàng tiêu hao tiền bạc, vận khí.
Thứ hai, cửa phòng ngủ và cửa phòng tắm hoặc cửa phòng tắm và cửa tủ quần áo cũng không nên đối diện trực tiếp với nhau. Chúng đều mang lại những tác động không tốt cho gia chủ tương tự như cửa trước vào đối diện cửa sổ.
Thứ ba, cần tránh thiết kế ba hoặc nhiều cửa cạnh nhau hoặc các cửa nằm trong một hành lang dài. Phong thủy học cho rằng, điều này sẽ tạo ra hiệu ứng năng lượng di chuyển quá mạnh mẽ và dễ thất thoát ra ngoài. Cách khắc phục đơng iarn là treo một vài quả cầu pha lê ở các ô cửa.
Thứ tư, tránh thiết kế quá nhiều cửa sổ, đặc biệt là dọc phía sau nhà. Mặt sau của ngôi nhà được ví như xương sống của cơ thể con người, nó là bộ khung hỗ trợ, nâng đỡ cơ thể. Quá nhiều cửa sổ sẽ làm suy yếu năng lượng và sự hỗ trợ bạn cần trong tất cả các khu vực của ngôi nhà. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn.
Với phòng tắm, cần đặc biệt lưu ý vị trí của nó so với cửa trước. Cửa phòng tắm tuyệt đối không được thẳng hàng, trực diện với cửa trước. Bố cục thiết kế này không tốt, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và sự giàu có của gia chủ.
Mặt khác, không đặt phòng tắm trên tầng 2 ngay phía trên tiền sảnh ở tầng trệt. Bởi lẽ, năng lượng tiêu cực từ nước thải sẽ cản trở tất cả năng lượng tích cực vào nhà của bạn.
7. Thiết kế bếp chuẩn phong thủy
Nhà bếp rất quan trọng đối với sức khỏe của người cư ngụ. Lý tưởng nhất là nó nên được đặt ở phía sau nhà của bạn. Vị trí xấu nhất cho nhà bếp là ở phía trước gần hoặc ngay bên cạnh khu vực cửa trước hoặc tiền sảnh.
Hiểu một cách đơn giản, gia chủ không nên thiết kế bếp ở vị trí mà đứng ở cửa chính vào nhà đã nhìn thấy bếp hoặc đứng ngay trong bếp khi bước vào nhà. Đại kỵ bếp nấu đối diện trực tiếp với cửa trước.
Quy tắc tam giác hữu dụng trong thiết kế bếp đảm bảo cả về công năng, tính thẩm mỹ và góp phần tạo phong thủy nhà ở tốt.
Một số quy tắc phong thủy chung về nhà bếp
- Cần tìm hiểu về tam giác hữu dụng trong thiết kế bếp và áp dụng linh hoạt. Đặt tủ lạnh, bếp và bồn rửa ở các góc của hình tam giác. Điều này tránh Thủy - Hỏa tương trong theo Ngũ hành.
- Tránh đặt bếp nấu ở vị trí buộc bạn phải quay lưng ra cửa khi đứng nấu. Nếu điều này là không thể tránh khỏi, hãy sử dụng gương soi để bạn có thể nhìn thấy phía sau khi nấu ăn.
- Tránh đặt bếp đối diện với cửa phòng ngủ.
- Các khu vực phòng khách, phòng ăn và nhà bếp nên ở trên cùng một tầng.
- Tránh sử dụng gương trong nhà bếp. Gương tượng trưng cho hành Thủy, và điều này có thể phá hủy hành Hỏa trong nhà bếp của bạn.
Tránh đặt bếp ở khu vực Tây Bắc
Đây là nguyên tắc quan trọng cần nhớ khi thiết kế bếp. Khu vực Tây Bắc bị chi phối bởi yếu tố Kim trong khi nhà bếp thuộc yếu tố Hỏa, mà theo Ngũ hành Hỏa khắc Kim. Đặt bếp ở đây sẽ ảnh hưởng đến người trụ cột gia đình như sức khỏe kém, tai nạn hoặc bệnh tật nghiêm trọng, công việc và tiền bạc kém, thậm chí phá sản.
Vị trí phòng tắm so với nhà bếp
Gia chủ nên tránh đặt phòng tắm ở tầng hai phía trên nhà bếp. Ngoài ra, tránh bếp và phòng tắm chung một bức tường hoặc cửa phòng tắm đối diện với bếp.
8. Phong thủy phòng ngủ tốt
Phòng ngủ tốt nhất nên đặt cách xa nơi sinh hoạt chính trong nhà. Mặt sau của ngôi nhà là vị trí tốt nhất cho các phòng ngủ. Có một số quy tắc phong thủy có thể giúp bạn xác định vị trí phòng ngủ của mình.
Theo phong thủy xây nhà, phòng ngủ nên bố trí ở mặt sau nhà, cách xa không gian sinh hoạt chính để đảm bảo sự yên tĩnh, riêng tư.
Vị trí phòng ngủ
Khi thiết kế phòng ngủ cho ngôi nhà mới, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tránh bố trí phòng ngủ ở đầu cầu thang với cửa phòng ngủ đối diện trực tiếp với cầu thang.
- Không đặt phòng ngủ phía trên nhà để xe, văn phòng hoặc nhà bếp.
- Không nên tích hợp phòng ngủ với văn phòng làm việc tại nhà.
- Không đặt phòng giặt bên cạnh phòng ngủ.
- Không bao giờ bố trí phòng ngủ tầng dưới ở bên dưới phòng tắm ở tầng trên.
Vị trí phòng tắm so với phòng ngủ
Vị trí của phòng tắm so với phòng ngủ cũng cần được lưu ý. Theo đó, bạn nên tránh đặt phòng ngủ ngay trên phòng tắm ở tầng dưới. Giường không nên kê cùng tường với phòng tắm hoặc tủ đựng quần áo.
Cửa sổ và cửa ra vào phòng ngủ
Vị trí cửa ra vào và cửa sổ phòng ngủ rất quan trọng trong phong thủy nhà ở. Đây là những yếu tố có thể quyết định việc bạn có ngủ ngon giấc không, có tái tạo được năng lượng cho ngày mới không.
Tránh thiết kế cửa sổ lớn đối diện trực tiếp với cửa phòng ngủ. Điều này tạo ra hiệu ứng dòng khí, năng lượng di chuyển rất nhanh trong phòng, gây ra tình trạng bất ổn. Đầu giường không nên kê dưới cửa sổ.
9. Phong thủy xây nhà cho khu vực cầu thang
Cầu thang trong phong thủy là nơi vận chuyển năng lượng lên các tầng trên. Do đó, phong thủy cầu thang không nên cản trở dòng chảy tự nhiên của năng lượng. Cầu thang nên được đặt ở những vị trí lành nhất.
Cầu thang lý tưởng là rộng rãi và uốn lượn theo chiều kim đồng hồ.
Cầu thang không được đối diện với cửa trước bởi năng lượng sẽ dồn lên cầu thang và đi lên các tầng trên trong khi không phân tán được cho tầng trệt.
Không đặt phòng tắm bên dưới cầu thang. Yếu tố nước gây hại cho thế hệ thứ hai của ngôi nhà.
Cầu thang tốt nhất nên đặt dọc theo bức tường bên ngoài của ngôi nhà.
Tuyệt đối tránh đặt cầu thang ở trung tâm của ngôi nhà, đặc biệt là kiểu xoắn ốc. Điều này tạo ra một cơn "lốc xoáy" khiến năng lượng di chuyển mạnh mẽ xung quanh cũng như lên xuống không ngừng.
Tốt nhất nên tránh đặt cầu thang ở các hướng Đông (sức khỏe), Đông Nam (tài lộc) và Tây Nam (các mối quan hệ tình cảm).
Không nên thiết kế cầu thang bậc mở. Thiết kế này cho phép bạn nhìn giữa và xuyên qua các bậc thang như thể các bậc thang đang lơ lửng trên không. Chúng làm mất tính ổn định về mặt phong thủy của cầu thang.
Nên ưu tiên chất liệu gỗ để thiết kế và hoàn thiện cầu thang.
Cầu thang gỗ uốn lượn nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ sẽ mang lại phong thủy tốt.
10. Bố trí phòng khách và phòng ăn cho phong thủy tốt
Trong những ngôi nhà hiện đại, phòng khách và phòng ăn đều được thiết kế gần bếp, thường là một phần của sơ đồ mặt bằng mở khách - bếp liên thông. Phòng khách sẽ là tâm điểm của nhiều hoạt động trong gia đình. Do đó, nó phải là một không gian đủ lớn đề phù hợp với gia đình và có thể "nhân đôi" (vay mượn không gian gian bếp và phòng ăn) khi tổ chức tiệc hay các sự kiện tương tự khác.
Phòng ăn là một trong những không gian chức năng quan trọng nhất trong ngôi nhà của bạn. Căn phòng này tượng trưng cho sự sung túc và giàu có của gia đình. Phòng ăn không cần ở ngay trong bếp nhưng phải đảm bảo kết nối thuận tiện với bếp.
11. Phong thủy tốt cho không gian lưu trữ
Xây nhà theo phong thủy không thể bỏ qua các phòng lưu trữ, không gian lưu trữ như nhà để xe, phòng kho, phòng giặt, tủ quần áo... Tất cả đều được coi là phòng chứa đồ.
Đối với phòng giặt, cần dọn dẹp thường xuyên để đảm bảo căn phòng luôn gọn gàng, thoáng sạch. Quần áo bẩn và quần áo sạch cần được phân tách rõ ràng. Không tích tụ nhiều quần áo bẩn quá lâu trong phòng giặt. Tốt nhất, đồ bẩn của ngày nào giặt sạch sẽ cho ngày đó, thay vì gom đồ nhiều ngày để giặt.
Với phòng kho chứa đồ, vấn đề phong thủy của nó là năng lượng, khí bị tù đọng tích tụ trong đó. Bạn có thể treo một tấm gương soi toàn thân ở bên ngoài cửa để ngăn năng lượng từ các phòng khách bị hút vào phòng này. Nếu bạn không muốn phản chiếu bếp nấu, cửa phòng tắm hoặc cầu thang, thì hãy bố trí phòng chứa đồ tránh xa những nơi này trong nhà.
Trên đây là các quy tắc phong thủy xây nhà cơ bản nhất mà bạn có thể tham khảo, ứng dụng linh hoạt khi xây một ngôi nhà mới cho gia đình mình. Đây là cách tối đa hoa lợi ích của năng lượng, góp phần mang lại cuộc sống cát lành, may mắn.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
Theo thanhnienviet
Comments
Post a Comment